Tích cực độc hại – Làm thế nào để vượt qua?
Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa, dấu hiệu và ảnh hưởng của tích cực độc hại đến sức khỏe tinh thần. Vậy ta có thể làm gì để đối diện được với tích cực độc hại? Sau đây là một số bí kíp dành cho bạn:
- Nhận biết cảm xúc:
Thay vì chối bỏ cảm xúc tiêu cực của mình, chúng ta có thể công nhận nó, đồng thời hãy tập trung vào việc tìm ra nguồn cơn của cảm xúc đó thay vì dập tắt nó ngay lập tức bằng cảm xúc tích cực giả tạo, điều đó không hề làm bạn ổn hơn. Ngược lại việc chấp nhận cảm xúc tiêu cực không chỉ giúp chúng ta tránh việc bản thân phóng đại nó lên (VD: ôi hôm nay tôi vừa cảm thấy ghen tị thoáng qua vì bạn tôi được điểm cao hơn tôi, tôi thật là xấu tính), mà về mặt lâu dài có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của con người cũng như giúp chúng ta đối phó tốt hơn với các nhân tố gây stress trong cuộc sống hằng ngày.
2. Chia sẻ cảm xúc:
Khi đã nhận biết được cảm xúc của mình, thay vì giấu kín hay kìm nén, hãy chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè, bố mẹ hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ cộng đồng hoặc các chuyên gia. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác. Việc chia sẻ cảm xúc sẽ đem lại cho bạn sự thoải mái vì thực tế chúng ta ai cũng có nhu cầu được lắng nghe. Bời vì về mặt tâm lý, con người khi được chia sẻ cảm xúc sẽ trở nên dễ chịu hơn, và về mặt thần kinh học, chia sẻ cảm xúc sẽ kích hoạt hệ thống phần thưởng ở trong não bộ (Kết quả nghiên cứu được công bố bởi nhà xuất bản Oxford).
3. Điều hòa chứ không điều khiển:
Có một sự thật là là chúng ta không thể điều khiển cảm xúc như một cái công tắc, thích cảm xúc gì thì bật công tắc đó. Nếu bạn có một cảm xúc tiêu cực thì bạn không thể tắt công tắc và hoàn toàn không cảm thấy gì nữa. Bạn cũng không thể “tắt” cảm xúc tiêu cực bằng cách “bật” cảm xúc tích cực. Cái chúng ta cần chính là điều hòa nó bằng năng lượng của cảm xúc tích cực. Điều quan trọng nhất trong quá trình điều hòa là không có bước “loại bỏ”. Ta cân bằng năng lượng tiêu cực bằng năng lượng tích cực như thay vì ngồi đó tự nhủ là bản thân không ra gì thì bạn có thể thay thế bằng hoạt động ra ngoài đi dạo hay tập thể dục chẳng hạn….
4. Thay đổi nhãn dán cho cảm xúc tiêu cực:
Hãy có cái nhìn vị tha cho cảm xúc tiêu cực và đừng ghét bỏ nó bạn nhé. Cảm xúc tiêu cực sinh ra cũng là để báo hiệu cho chúng ta những thứ không tốt hoặc đang ảnh hưởng xấu đến bản thân (VD:một công việc căng thẳng quá mức hoặc một người bạn tệ). Thay vì ghét nó ta hãy đổi sang chiến thuật đánh giá nó. Ta đánh giá nguyên nhân, ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mình và người khác, cũng như nhìn nhận liệu nó có cần thiết hay quan trọng không. Từ đó chuyển hoá nó thành những cám xúc tích cực, có lợi cho bạn.
5. Hãy tìm kiếm “dòng chảy” trong cuộc sống của bạn:
Nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi đã tìm ra Flow theory và cho rằng việc có một hoạt động vui vẻ mà ta có thể dồn năng lượng vào đó sẽ làm gia tăng sức khỏe tinh thần của mỗi cá nhân. Một cách đơn giản, việc bạn có một sở thích, một thú vui sẽ giúp bạn đối phó với cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh hơn và cải thiện “well-being” của chính bạn. Đây cũng là một công cụ tốt để giúp bạn điều hòa cảm xúc. Ví dụ khi bạn đang buồn, hoặc cáu giận, bạn có thể làm một hoạt động mà bản thân yêu thích, ví dụ: chạy bộ, nghe nhạc v.v. Bạn sẽ cảm thấy cảm xúc tiêu cực của mình dịu đi vì tâm trí bạn bạn tràn đầy sự tích cực đến từ hoạt động mà bạn thích.
Hy vọng những mẹo nhỏ trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn “Tích cực thực sự”. Và hãy chờ đợi số “Food-for-thought” tiếp theo nhé.
Nguồn:
https://academic.oup.com/scan/article/10/6/801/1732379…
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28703602/https://ed.ted.com/lessons/J7VBZmKf
https://www.healthline.com/…/how-to-control-your…
———————————————
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN UPC – ĐHNN – ĐHQGHN
Đặt lịch hỗ trợ, tư vấn trực tiếp 1 – 1 với chuyên viên tâm lý qua:
Cách 1: Điền theo link: https://by.com.vn/AKsUTb
Cách 2: Đặt lịch tư vấn qua Email: upc.dopp@gmail.com
Cách 3: Đến trực tiếp tầng 4, giảng đường B2, Đại học Ngoại Ngữ, Hotline: 0246 296 6295
Cách 4: Nhắn tin qua page: https://www.facebook.com/UPC.ulis.vnu