Tác động của stress trong thời gian dài với cơ thể của chúng ta

Stress là một cụm từ vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt với những người trẻ tuổi. Stress được hiểu là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những tác động và áp lực mà bản thân chúng ta nhận thấy vượt quá khả năng ứng phó. Lý do mà mỗi người bị stress có thể rất đa dạng nhưng khi con người phải chịu đựng stress trong một khoảng thời gian dài, ảnh hưởng của chúng lên cơ thể sẽ rất giống nhau.

Tác động của stress kéo dài lên cơ thể là một chủ đề đang được quan tâm rất nhiều trong lĩnh vực y khoa. Theo trang Pfizer, stress kéo dài là những cơn stress tồn tại nhiều tuần cho đến hàng tháng. Ảnh hưởng của stress lên toàn bộ cơ thể có liên quan đến nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch, suy giảm hệ thống miễn dịch, gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, rối loạn nội tiết, v.v. Bài viết sẽ cung cấp các những hiểu biết của chúng ta về tác tác động của stress trong thời gian dài đến những cơ quan và hệ thống này trong cơ thể.

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản cho biết 'Focd Tác động của forthughit STRESS TRONG THỜI GIAN DÀI tới cơ thể chúng ta Hệ miễn dịch Suy giảm miễn dịch từ mức độ tế bào đến các khả năng miễn dịch cao hơn Hệ thống tim mạch Nguy cơ đột quy, đau tim, tăng huyết áp Hệ tháng tiêu hóa Hệ tiêu hóa trì trệ Các bệnh về đường tiêu hóa Quét mã để được hỗ trợ Hệ thống cơ xương Chứng đau nhức vùng thắt lưng, chi trên'
  1. Tác động của stress đến hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch là một trong những cơ chế quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta vì nó giúp con người chống lại bệnh tật và vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nếu bạn bị stress kéo dài, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị ảnh hưởng trầm trọng. Trong một báo cáo được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA, 2004), stress có thể làm suy giảm miễn dịch từ mức độ tế bào cho đến các khả năng miễn dịch cấp cao hơn. Stress làm giảm số lượng tế bào Lympho trong cơ thể, vốn có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm.
  2. Sẽ có nhiều lúc đi đường bỗng nhiên bạn phanh gấp vì có người qua đường, hoặc khi bạn bị giật mình vì một cái gì đó. Những lúc như thế cơ thể bạn đang trải qua một phản ứng được gọi là stress ngắn hạn. Stress ngắn hạn làm tăng nhịp tim, cơ tim cùng với gia tăng lượng hóc môn adrenaline để làm tăng sức mạnh của cơ thể, giúp bạn phản ứng và đối phó với các tình huống nguy cấp. Tuy nhiên, khi bạn stress trong một thời gian dài, nhịp tim bạn sẽ luôn trong trạng thái tăng lên, cộng thêm lượng hóc môn stress dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và tăng huyết áp (APA, 2023).
  3. Tác động của stress đến hệ thống tiêu hóa:Ruột của chúng ta có hàng triệu nơron hoạt động một cách độc lập và giao tiếp thường xuyên với não bộ. Stress có thể làm ảnh hưởng đến sự liên lạc giữa não bộ và ruột bởi nó gia tăng những kích thích và cảm giác khó chịu tại ruột. Stress cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và qua đó làm trì trệ và gián đoạn hệ thống tiêu hóa. Theo trang Vinmec, stress sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là nhiễm khuẩn HP.
  4. Tác động của stress đến hệ thống cơ xương (Musculoskeletal system):Khi cơ thể rơi vào trạng thái stress, hệ thống cơ bắp của chúng ta sẽ căng cứng lên như một cơ chế bảo vệ cơ thể. Khi căng thẳng qua đi, hệ thống cơ đó sẽ được giãn lỏng về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, stress kéo dài sẽ khiến cho hệ thống cơ bắp luôn rơi vào trạng thái phòng vệ, điều này về lâu dài có thể dẫn đến những phản ứng của cơ thể. Điển hình nhất là chứng đau nhức vùng thắt lưng hoặc chi trên (upper extremities) đều có liên quan đến stress, đặc biệt là stress công việc (APA, 2023).

Qua bài viết này, bạn đã được cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến stress và tác hại của nó đến cơ thể chúng ta, hệ miễn dịch, tim mạch,hệ thống tiêu hoá, hệ thống cơ xương của chúng ta đều thay đổi theo chiều hướng xấu khi chịu tác động của stress kéo dài. Ở bài viết sau, UPC sẽ đem đến cho bạn một bài viết thú vị về những tiềm ẩn khác của stress. Tạm biệt các bạn và hẹn các bạn lại ở bài viết sau.

Nguồn tham khảo:

https://www.pfizer.com/…/chronic_stress_and_how_to…

https://www.apa.org/…/press/releases/2004/07/stress-immune

https://health.umms.org/2020/11/10/stress-immune-system/

https://vinmec.com/…/thong-tin-suc…/te-bao-lympho-la-gi/https://www.apa.org/topics/stress/body

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22473079/

https://www.vinmec.com/…/moi-lien-he-giua-stress-va…/

—————————————————

TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN UPC – ĐHNN – ĐHQGHN

Đặt lịch hỗ trợ, tư vấn trực tiếp 1 – 1 với chuyên viên tâm lý qua:

Cách 1: Điền theo link: https://by.com.vn/AKsUTb

Cách 2: Đặt lịch tư vấn qua Email: upc.dopp@gmail.com

Cách 3: Đến trực tiếp tầng 4, giảng đường B2, Đại học Ngoại Ngữ, Hotline: 0246 296 6295

Cách 4: Nhắn tin qua page: https://www.facebook.com/UPC.ulis.vnu

Trả lời